Việc làm an toàn lao động: Những điều quan trọng cần lưu ý

10:33 CH @ Thứ Sáu - 08 Tháng Mười Một, 2024

Người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn lao động?

Việc làm an toàn lao động đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động. Để đảm bảo an toàn lao động, người lao động cần chú ý những điều dưới đây.

Việc làm an toàn lao động đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động

Nâng cao nhận thức về an toàn lao động

Để đảm bảo an toàn lao động, người lao động cần nâng cao nhận thức về vấn đề này. Một trong những cách hiệu quả giúp nâng cao nhận thức về an toàn lao động là tham gia các khóa học tập huấn về an toàn lao động. Các khóa học này sẽ giúp người lao động hiểu rõ hơn về các nguy cơ tiềm ẩn nơi làm việc và cung cấp cho họ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đối phó với các tình huống nguy hiểm một cách hiệu quả.

Việc nâng cao nhận thức về an toàn lao động không chỉ giúp người lao động bảo vệ bản thân khỏi các tai nạn không đáng có mà còn giúp tạo môi trường hiệu quả cho chính họ. Đó chính là lý do tại sao việc tham gia khóa học tập huấn và trang bị kiến thức, kỹ năng về an toàn lao động là điều cần thiết và quan trọng đối với người lao động.

Tuân thủ các quy định về an toàn lao động

Theo Điều 17 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định về 4 trách nhiệm của người lao động như sau:

1. Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
2. Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.
3. Phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
4. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đây là những quy định cơ bản mà người lao động cần hiểu rõ và tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Việc này sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động và bảo việc sức khỏe của mọi người trong công ty.

Tham gia tích cực các hoạt động về an toàn lao động

Việc tham gia tích cực vào các hoạt động về an toàn lao động là một phần quan trọng trong việc tạo ra môi trường làm việc an toàn. Để thực hiện điều này, người lao động cần tham gia các buổi tập huấn và diễn tập về phòng chống cháy nổ, sơ cứu và cấp cứu để nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Tham gia các buổi tập huấn giúp người lao động hiểu rõ về các nguy cơ và biết cách phòng tránh chúng, từ đó giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động và bảo vệ bản thân cũng như đồng nghiệp.

Đồng thời việc góp ý xây dựng và hoàn thiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động tại nơi làm việc cũng đóng vai trò quan trọng. Người lao động có thể đưa ra ý kiến, đề xuất các biện pháp để cải thiện môi trường làm việc cho chính mình cũng như các đồng nghiệp khác.

Tham gia tích cực vào các hoạt động về an toàn lao động là một phần quan trọng trong việc tạo ra môi trường làm việc an toàn

Đơn vị sử dụng lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn lao động?
Để đảm bảo an toàn lao động, đơn vị sử dụng lao động cần chú ý những điều dưới đây.

Có trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động cho người lao động
Để đảm bảo an toàn lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động như mũ bảo hiểm, kính bảo hộ, găng tay, giày bảo hộ, áo phản quang, và các dụng cụ làm việc an toàn khác. Ngoài ra, đơn vị cũng cần tổ chức các buổi tập huấn về an toàn lao động để giúp người lao động nắm rõ các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động.

Ngoài ra, các đơn vị cũng cần thiết lập các quy trình an toàn lao động và kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng mọi lao động đều tuân thủ các quy định về an toàn lao động. Việc này không chỉ giúp người lao động có điều kiện làm việc trong môi trường an toàn mà còn giúp đơn vị tránh được các rủi ro pháp lý và tài chính liên quan đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Tạo môi trường làm việc an toàn
Việc duy trì vệ sinh tại nơi làm việc là một trong những việc quan trọng để tạo môi trường làm việc an toàn. Việc này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc sạch sẽ, thoáng đãng mà còn giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và dịch bệnh. Việc kiểm tra định kỳ các trang thiết bị, máy móc, dụng cụ làm việc cũng rất quan trọng để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả và an toàn.

Hệ thống điện, nước cũng cần được đảm bảo an toàn để tránh các nguy cơ về điện giật, chập cháy. Việc thực hiện định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người lao động. 

Đơn vị sử dụng lao động cần tạo môi trường làm việc an toàn

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về an toàn lao động
Để đảm bảo an toàn lao động, việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền và giáo dục về an toàn lao động đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người lao động về tầm quan trọng của việc này. Các hoạt động tuyên truyền bao gồm tổ chức các buổi hội thảo, workshop, khóa đào tạo, các chiến dịch truyền thông trên website công ty….

Những hoạt động này giúp cung cấp thông tin, kiến thức và kỹ năng cần thiết cho người lao động để họ có thể tự bảo vệ bản thân và đồng nghiệp khỏi nguy cơ tai nạn lao động.

Lưu ý để tham gia lao động an toàn ở mọi ngành nghề
Khi bước chân vào thị trường lao động, để có thể đảm bảo cho bản thân cũng như cho các đồng nghiệp, người lao động cần chú ý những điều dưới đây:

- Đọc và hiểu các quy định về an toàn lao động của ngành nghề mình đang làm. Điều này giúp bạn biết được những nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn trong công việc của mình, từ đó có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Đảm bảo sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân đúng cách và đầy đủ khi làm việc để giúp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ tai nạn trong quá trình làm việc.
- Tham gia các khóa học đào tạo về an toàn lao động để nâng cao kiến thức vào kỹ năng để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.
- Tuân thủ các quy tắc an toàn và hướng dẫn của cơ sở làm việc để tăng tính tự giác và trách nhiệm trong việc duy trì môi trường làm việc an toàn.
- Báo cáo ngay lập tức về các vấn đề an toàn giúp cơ sở làm việc có thể kịp thời xử lý nhằm ngăn ngừa tai nạn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
- Tham gia vào việc đánh giá rủi ro và đề xuất biện pháp phòng ngừa giúp nâng cao nhận thức về an toàn lao động cho bản thân và những người xung quanh.
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động theo đúng quy chế của pháp luật để đảm bảo quyền lợi và bảo vệ sức khỏe, an toàn của chính mình.

An toàn lao động là trên hết

Danh sách một số văn bản pháp luật quy định về an toàn lao động bạn có thể tham khảo
Để đảm bảo an toàn lao động cũng như quyền lợi của chính bản thân mình, bạn cần nắm rõ những quy định của pháp luật về an toàn lao động. Dưới đây là một số văn bản pháp luật mà bạn có thể tham khảo:

- Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
- Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
- Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
- Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Nguồn: